Các trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Trường hợp nào phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có những nội dung gì?
>> Tốc độ tối đa của xe ô tô là bao nhiêu?
>> Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
(i) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
(ii) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản (ii), (iii), (iv) Mục 2 bên dưới khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
(iii) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy, có 03 trường hợp không cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nêu trên.
![]() |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Các trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
(i) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
(ii) Dự án của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài trong trường hợp công ty hợp danh.
(iii) Dự án có tổ chức kinh tế thuộc khoản (ii) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trở lên.
(iv) Dự án có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc khoản (ii) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Căn cứ Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
(i) Tên dự án đầu tư.
(ii) Nhà đầu tư.
(iii) Mã số dự án đầu tư.
(iv) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
(v) Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
(vi) Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
(vii) Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
(viii) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
(ix) Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
(x) Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
|
Trên đây là thông tin giải đáp về “Các trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Trường hợp nào phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có những nội dung gì?”.