Tôi dự sinh giữa tháng 12/2023, trong thời gian công ty xét, bình chọn thưởng Tết Âm lịch 2024 thì tôi đang nghỉ thai sản. Vậy tôi có được thưởng Tết Âm lịch? – Tú Trinh (Cà Mau).
>> Có phải đậu tập sự hành nghề Luật sư sẽ được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng?
>> Hiện nay, đi Singapore có cần visa không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, thưởng Tết Âm lịch 2024 không phải là khoản thưởng bắt buộc công ty phải chi cho người lao động. Việc thưởng Tết Âm lịch 2024 sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và được công ty quy định tại quy chế thưởng.
Do đó, chị muốn biết trong thời gian nghỉ thai sản mình có được thưởng Tết Âm lịch 2024 hay không thì cần xem quy chế thưởng của công ty quy định về vấn đề này như thế nào.
Hiện nay, các công ty thưởng Tết Âm lịch 2024 thường căn cứ vào thời gian làm việc và kết quả làm việc của người lao động trong năm 2023; trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế không trọn năm nhưng kết quả làm việc tốt thì vẫn được xem xét để thưởng. Trường hợp hiệu suất làm việc của người lao động ngang nhau, nhưng người nào có thời gian thực tế làm việc cho công ty lâu hơn thì được xem xét thưởng Tết Âm lịch 2024 ở mức cao hơn.
Quý khách hàng xem chi tiết và tải về File Excel này tại bài viết >> File Excel tính tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn, Tết Dương lịch 2024.
Ảnh chụp một phần File Excel tính tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024
Quý khách hàng xem chi tiết vấn đề này tại bài viết >> Chính thức có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 với người lao động (khu vực tư nhân).
Điều 112. Nghỉ lễ, tết – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. Điều 113. Nghỉ hằng năm – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. 4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này. 6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. 7. Chính phủ quy định chi tiết điều này. |