Đang nghỉ phép năm gặp tai nạn có được hưởng chế độ ốm đau? Hiện nay mức hưởng chế độ tai nạn là bao nhiêu? Người lao động có được dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau?
>> Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ khi con mất sau sinh?
>> Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BHXH, quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
....
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Do đó, người lao động bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm thì công ty sẽ không giải quyết chế độ ốm đau.
Như vậy, đang nghỉ phép năm mà gặp tai nạn thì người lao động không được hưởng chế độ ốm đau.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
(i) Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
(ii) Đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đã nghỉ hết thời gian tối đa 180 ngày theo quy định mà vẫn còn tiếp tục điều trị thì mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
- Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
- Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
(iii) Đối với người lao động là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an, quân nhân,… mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về việc dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
(i) Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
(ii) Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do công ty và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp công ty chưa có công đoàn cơ sở thì do công ty quyết định như sau:
- Tối đa 10 ngày: Đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
- Tối đa 07 ngày: Đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật.
- 05 ngày: Đối với các trường hợp khác.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.