Đã hoàn thành đào tạo chuyên khoa thì có cần phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề không? Những trường nào bị cấm hành nghề khám, chữa bệnh ?
>> Trung tâm sát hạch lái xe được phân loại như thế nào?
>> Những trường hợp nào trung tâm sát hạch bị thu hồi giấy phép sát hạch?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe sẽ có thể lựa chọn một trong ba phương án để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- Thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải hoàn thành việc thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
- Tiếp tục học chuyên khoa và sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
Lưu ý: Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề không phải thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
- Tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài và sau khi hoàn thành đào tạo được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa.
Lưu ý: Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Theo nội dung quy định trên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe không cần phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh mà có thể lựa chọn ba phướng án nêu ở ba gạch đầu dòng của mục này bài viết để được cấp chúng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Đã hoàn thành đào tạo chuyên khoa thì có cần phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về những trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh bao gồm:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo hoặc án phạt cải tạo không giam giữ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang thi hành án phạt tù hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang bị cấm hành nghề khám, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị hạn chế hoạt động khám, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các nguyên tắc thực hành khám chữa bệnh bao gồm:
- Phù hợp với văn bằng chuyên môn đã được cấp.
- Thực hiện tại cơ sở khám, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành.
- Thời gian thực hành đáp ứng yêu cầu theo từng chức danh chuyên môn.
- Cơ sở hướng dẫn thực hành phải:
+ Phân công người hướng dẫn thực hành,
+ Đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh,
+ Cấp giấy xác nhận thực hành cho người thực hành.
- Người hướng dẫn thực hành phải:
+ Là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn,
Chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật.
- Người thực hành phải:
+ Tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành,
+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người bệnh.