Trường hợp các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí sử dụng đường bộ sau đó trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục Đăng kiểm có phải lập hóa đơn không?
>> Hóa đơn đỏ và hóa đơn đặt in là gì? Những đối tượng được đặt in hóa đơn giấy?
>> Hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi có được miễn thuế nhập khẩu?
Tại Công văn 2671/CTHN-TTHT ngày 15/1/2024, Cục thuế Thành phố Hà Nội hướng dẫn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó, trường hợp các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí sau đó trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2023/NĐ-CP, không thuộc nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì không có cơ sở để Cục Đăng kiểm phải lập hóa đơn.
Như vậy, trường hợp các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí sau đó trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục Đăng kiểm không phải lập hóa đơn.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Quy định về lập hóa đơn của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 90/2023/NĐ-CP, mức thu phí sử dụng đường bộ hiện nay được quy định như sau:
Số TT |
Loại phương tiện chịu phí |
Mức thu (nghìn đồng) |
|||||
1 tháng |
3 tháng |
6 tháng |
12 tháng |
18 tháng |
24 tháng |
||
1 |
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh |
130 |
390 |
780 |
1.560 |
2.280 |
3.000 |
2 |
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ |
180 |
540 |
1.080 |
2.160 |
3.150 |
4.150 |
3 |
Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg |
270 |
810 |
1.620 |
3.240 |
4.730 |
6.220 |
4 |
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg |
390 |
1.170 |
2.340 |
4.680 |
6.830 |
8.990 |
5 |
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg |
590 |
1.770 |
3.540 |
7.080 |
10.340 |
13.590 |
6 |
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg |
720 |
2.160 |
4.320 |
8.640 |
12.610 |
16.590 |
7 |
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg |
1.040 |
3.120 |
6.240 |
12.480 |
18.220 |
23.960 |
8 |
Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên |
1.430 |
4.290 |
8.580 |
17.160 |
25.050 |
32.950 |
Lưu ý:
- Mức thu phí sử dụng đường bộ nêu trên không áp dụng đối với xe của lực lượng công an và lực lượng quốc phòng.
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.
Căn cứ khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
Đối với xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên không chịu phí sử dụng đường bộ.