Công ty kiến trúc có những nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
>> Hồ sơ và thủ tục chấm dứt Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
>> Năm 2024, doanh nghiệp ép người lao động tham gia công đoàn, bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Kiến trúc 2019, công ty kiến trúc có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Kiến trúc 2019, công ty kiến trúc có quyền sau đây:
(i) Thực hiện dịch vụ kiến trúc.
(ii) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(iii) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao.
(iv) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
(v) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
(vi) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Công ty kiến trúc bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Luật Kiến trúc 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc như sau:
(i) Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
(ii) Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(iii) Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
(iv) Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
(v) Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
(vi) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
(vii) Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(viii) Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
(ix) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Điều 17. Thi tuyển phương án kiến trúc – Luật Kiến trúc 2019 1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. 2. Công trình phải thi tuyển hương án kiến trúc bao gồm: a) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I; b) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. 4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc. 5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án. 6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu. 7. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. 8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |