Ép người lao động tham gia công đoàn năm 2024, doanh nghiệp bị phạt thế nào? Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Lao động 2019, nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động.
Trường hợp, người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng. (điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Lưu ý: Mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Doanh nghiệp bị phạt khi ép người lao động tham gia công đoàn năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012, quyền của đoàn viên công đoàn được quy định như sau:
- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Căn cứ Điều 19 Luật Công đoàn 2012, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn được quy định như sau:
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.
Căn cứ Điều 22 Luật Công đoàn 2012 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn như sau:
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
- Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
- Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với c về lao động.
- Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Công đoàn 2012.