Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 9529 gồm những nội dung gì?
>> Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc 2024 là như thế nào?
Mã ngành 9529 – 95290 là về sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm mã ngành 9529 bao gồm:
- Sửa chữa xe đạp.
- Sửa chữa quần áo.
- Sửa chữa đồ trang sức.
- Sửa chữa đồng hồ, dây, hộp đồng hồ...
- Sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao (trừ súng thể thao).
- Sửa chữa nhạc cụ, sách, đồ dùng cá nhân và gia đình khác.
Nhóm 9529 sẽ loại trừ đối với:
- Chạm khắc công nghiệp lên kim loại được phân vào nhóm 25920 (Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại).
- Sửa chữa công cụ điện cầm tay được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị).
- Sửa chữa súng thể thao và giải trí được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị).
- Sửa chữa đồng hồ thời gian, thiết bị đóng dấu thời gian, đóng dấu ngày, khóa và các thiết bị có ghi thời gian được phân vào nhóm 33130 (Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9529 - 95290: Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
- Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh - Nghị định 01/2021/NĐ-CP 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. |