Công ty đang gặp khó khăn về mặt kinh tế thì có cần phải đóng bảo hiểm cho người lao động không? – Hương Bình (Gia Lai).
>> Đi làm khi chưa hết thời hạn nghỉ sinh con, đóng bảo hiểm như thế nào?
>> Khi nào người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, pháp luật đã quy định các trường hợp doanh nghiệp có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể:
Tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
Sau khi hết thời hạn tạm dừng đóng nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất gồm có:
(1) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
(2) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Để được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất doanh nghiệp cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Như vậy, nếu công ty gặp khó khăn phải tạm dừng kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định pháp luật.
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội khi công ty gặp khó khăn về kinh tế (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Lưu ý: Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động Việt Nam
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
Bảo hiểm xã hội |
Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm xã hội |
Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
||
Hưu trí |
Ốm đau – Thai sản |
Hưu trí |
Ốm đau – Thai sản |
||||||
14% |
3% |
0,5% (*) |
1% |
3% |
8% |
- |
- |
1% |
1,5% |
21,5% |
10,5% |
||||||||
Tổng cộng 32% |
(2) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
Bảo hiểm xã hội |
Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm xã hội |
Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
||
Hưu trí |
Ốm đau – Thai sản |
Hưu trí |
Ốm đau – Thai sản |
||||||
14% |
3% |
0,5% (*) |
- |
3% |
8% |
- |
- |
- |
1,5% |
20,5% |
9,5% |
||||||||
Tổng cộng 30% |
Lưu ý: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP (0,3%) nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; và
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
>> Xem thêm công việc:
>> Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN
>> Tham gia Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước ngoài