Cơ sở bán lẻ là gì? Điều kiện lập cơ sở bán lẻ? Để cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cần xem xét những nội dung nào? Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn bao lâu?
>> Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần thực hiện theo quy định nào?
>> Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Cơ sở bán lẻ có thể là:
- Cửa hàng tiện lợi: cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày (theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Siêu thị mini: cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật (theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Trung tâm thương mại: địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề (theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Vậy cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
>> Xem thêm: Bán buôn là gì? Bán lẻ là gì? Ví dụ minh họa
Căn cứ Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, điều kiện lập cơ sở bán lẻ như sau:
(i) Đối với lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ.
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
(ii) Đối với lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện quy định mục (i).
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản (i), còn phải đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Cơ sở bán lẻ là gì? Điều kiện lập cơ sở bán lẻ (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 25 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
(i) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
(ii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
- Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
- Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
(i) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ.
Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
(ii) Trường hợp được cấp lại: Thời hạn bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
(ii) Trường hợp gia hạn: thời hạn như thời hạn tại mục (i)