Tới đây, dự kiến mức lương cơ sở sẽ tăng từ ngày 01/7/2024, vậy mức trợ cấp một lần khi người lao động nữ sinh con có tăng hay không?
>> Năm 2024, công ty có được trả tiền thay hiện vật bồi dưỡng cho người lao động không?
>> Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động 2024?
Ngày 21/06/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Bên cạnh đó, tại Kết luận 83-KL/TW ngày 21/06/2024 thì dự kiến thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, trường hợp mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng 30% thì mức trợ cấp một lần khi người lao động sinh con cũng tăng theo. Cụ thể, nếu mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì mức trợ cấp thai sản khi sinh con của người lao động nhận được sẽ tăng lên 4,68 triệu đồng thay vì 3,6 triệu đồng như hiện tại.
Mẫu bảng tính lương theo giờ 2024 và hướng dẫn sử dụng |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp thắc mắc: Có phải tăng trợ cấp một lần khi người lao động sinh con từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
(i) Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm gạch đầu dòng thứ nhất khoản (i) nêu trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
(ii) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
(iii) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Căn cứ Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Bên cạnh đó, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.