WTO là gì? Một số thông tin cơ bản về WTO? Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá áp dụng như thế nào? Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá?
>> Nhậu xong chạy xe đạp bị thổi nồng độ cồn không? Phạt bao nhiêu tiền?
>> NLĐ chở con trên 6t không đội nón bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới) là một tổ chức quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu thông qua việc giảm các rào cản thương mại và đảm bảo môi trường thương mại quốc tế minh bạch, ổn định.
(i) Thành lập: WTO được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế thừa từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) được ký kết năm 1947.
(ii) Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ.
(iii) Số thành viên: Tính đến năm 2023, WTO có 164 quốc gia thành viên.
(iv) Chức năng chính:
- Thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại quốc tế.
- Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia.
- Giám sát chính sách thương mại của các quốc gia thành viên.
- Hỗ trợ và đào tạo các nước đang phát triển trong lĩnh vực thương mại.
Nội dung “WTO là gì? Một số thông tin cơ bản về WTO?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
WTO là gì; Một số thông tin cơ bản về WTO (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002, phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá như sau:
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá được áp dụng đối với:
1. Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
4. Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;
5. Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
6. Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.
Tại Điều 8 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002, ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá như sau:
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với:
1. Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
3. Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;
4. Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
5. Đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 10 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002, ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ như sau:
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ không áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các ngành dịch vụ được quy định trong hiệp định song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với nước này;
3. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được quy định trong các hiệp định kinh tế khu vực, hiệp định về khu vực thương mại tự do và các thoả thuận tương tự khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
4. Đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ;
5. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.