Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước về phần mềm thương mại thì chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu lập kế hoạch vận hành thử hay không?
>> Xây dựng công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
>> Hộ kinh doanh năm 2024 có cần xin giấy chứng nhận không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2020/TT-BTTTT, thực hiện kiểm thử hoặc vận hành thử trước khi tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án.
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2020/TT-BTTTT, đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, phần mềm thương mại, nhà thầu triển khai chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư tổ chức vận hành thử.
- Nội dung và trình tự các bước vận hành thử theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2a của Phụ lục II Thông tư 24/2020/TT-BTTTT.
- Kết quả vận hành thử được nhà thầu triển khai lập thành báo cáo.
Như vậy, dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước về phần mềm thương mại chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu phải triển khai chủ trì, tổ chức vận hành thử trước khi tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Vận hành thử cho dự án phần mềm thương mại (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Mục 1 Phụ lục số 2A ban hành kèm Thông tư 24/2020/TT-BTTTT, việc vận hành thử do nhà thầu triển khai thực hiện bao gồm các bước chính sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch vận hành thử nhằm mục đích xác định các nội dung, yêu cầu, thời gian, vai trò, trách nhiệm của các bên trong quá trình vận hành thử từ giai đoạn lập kế hoạch vận hành thử đến khi kết thúc vận hành thử.
Bước 2: Xây dựng kịch bản vận hành thử để làm cơ sở phục vụ quá trình vận hành thử.
Bước 3: Thiết lập môi trường vận hành thử, xác định các điều kiện, môi trường phục vụ quá trình vận hành thử căn cứ vào chức năng, tính năng kỹ thuật cần vận hành thử.
Bước 4: Thực hiện vận hành thử
- Thực hiện vận hành thử mức đơn động. Mức đơn động thiết bị là mức cơ bản nhất và thiết bị chỉ cần được cấp điện, cài đặt phần mềm điều khiển (nếu có).
- Thực hiện vận hành thử mức hệ thống. Mức hệ thống chỉ được vận hành thử sau khi vận hành thử mức đơn động được đánh giá là đạt. Việc vận hành thử mức hệ thống thường được thực hiện sau khi thiết bị được cấu hình, thiết lập tham số hệ thống, cài đặt phần mềm thương mại và thiết bị đã kết nối, tích hợp với các thành phần hạ tầng kỹ thuật khác liên quan theo đúng thiết kế chi tiết, kịch bản vận hành thử đã được chủ đầu tư chấp thuận.
Bước 05: Lập báo cáo kết quả vận hành thử.
Căn cứ Mục 5 Phụ lục số 2A ban hành kèm Thông tư 24/2020/TT-BTTTT, các hoạt động chính của quy trình vận hành thử bao gồm:
(i) Kiểm tra, theo dõi, lập và ký xác nhận báo cáo kết quả vận hành thử.
(ii) Kiểm tra, theo dõi, lập và ký xác nhận biên bản xử lý sự cố, các nội dung thay đổi hoặc các vấn đề phát sinh khác tại hiện trường trong quá trình vận hành thử (nếu có).
(iii) Kiểm tra, theo dõi, ghi nhận các thay đổi so với thiết kế chi tiết đã được duyệt trong quá trình vận hành thử (nếu có).
(iv) Theo dõi, giám sát của đơn vị giám sát công tác triển khai trong quá trình nhà thầu triển khai thực hiện vận hành thử.
(v) Trong trường hợp vận hành thử, nếu thiết bị, phần mềm thương mại xảy ra hỏng hóc, lỗi thì các bên liên quan họp thống nhất để điều chỉnh kế hoạch vận hành thử hoặc ngừng vận hành thử (nếu cần thiết).
Đơn vị thực hiện: Nhà thầu triển khai phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan.