Kết thúc năm 2024 nếu không nộp báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp có bị phạt hay không, nếu có thì phạt bao nhiêu?
>> Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam là ngân hàng gì? Giờ làm việc Ngân hàng VIB?
>> Doanh nghiệp chậm đóng các loại bảo hiểm và kinh phí Công đoàn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trước ngày 15/01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
Bên cạnh đó tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, hành vi không nộp báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 sẽ bị xử phạt từ 05 - 10 triệu đồng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp mức xử phạt đối với doanh nghiệp sẽ là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân.
Do đó, doanh nghiệp không nộp báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp đầu năm 2024 sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Bộ luật Lao động và toàn văn VB hướng dẫn [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Toàn bộ biểu mẫu quy trình giải quyết hưởng BHXH mới nhất |
File Excel tính tiền BHXH một lần 2024 |
Mức phạt đối với doanh nghiệp không nộp báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như sau:
(i) Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
(ii) Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
(iii) Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
(iv) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.
(v) Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
(vi) Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
(vii) Trước ngày 15/01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo quy định tại Mục 1 nêu trên.
(viii) Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(ix) Sử dụng người lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
(x) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]