Có được sử dụng tiếng nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng không? Quy định quản lý ngoại hối trong bảo lãnh? Trường hợp nào tổ chức tín dụng không được bảo lãnh?
>> Sản phẩm phần mềm là gì? Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có những nguyên tắc nào?
>> Kiên Giang bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại thành phố nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 61/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2025, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với các bên liên quan sử dụng tiếng nước ngoài trong các trường hợp sau:
(i) Giao dịch bảo lãnh ngân hàng thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
(ii) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iii) Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.
(iv) Giao dịch bảo lãnh được phát hành thông qua hệ thống SWIFT.
Theo đó, 04 trường hợp trên được sử dụng tiếng nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Lưu ý: Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các văn bản hoặc thông điệp dữ liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực đính kèm bản tiếng nước ngoài (theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 61/2024/TT-NHNN).
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Có được sử dụng tiếng nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng không
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh như sau:
Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh
1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, quy định yêu cầu đối với khách hàng trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng như sau:
Yêu cầu đối với khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.
Theo đó, tổ chức tín dụng không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô hoạt động.