Có được sang chiết phụ gia thực phẩm khi chưa được doanh nhiệp sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm cho phép hay không? Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm?
>> CSR là gì? Vai trò của CSR trong sự phát triển của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết phụ gia thực phẩm như sau:
- Chỉ được san chia, sang chiết phụ gia thực phẩm khi có văn bản đồng ý từ tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, chịu trách nhiệm về sản phẩm.
- Quá trình san chia, sang chiết phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người.
- Nhãn phụ gia thực phẩm sau khi san chia, sang chiết phải ghi thêm ngày thực hiện các thao tác này. Hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất ghi trên nhãn gốc của sản phẩm trước khi thực hiện san chia, sang chiết.
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Theo nội dung quy định trên thì việc sang chiết phụ gia thực phẩm phải được đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân sản xuất, chịu trách nhiệm về sản phẩm. Do đó, việc tự ý hay chủ động sang chiết khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp sản xuất hay chịu trách nhiệm về sản phẩm phụ gia thực phẩm để bán lẻ là hành vi không được thực hiện.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Có được chủ động sang chiết phụ gia thực phẩm mà chưa được doanh nghiệp sản xuất cho phép để bán lẻ không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2029/TT-BYT quy định về những nguyên tắc cần bảo đảm trong quá trình sử dụng phụ gia thực phẩm bao gồm:
- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm.
- Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm.
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
Căn cứ theo Điều 17 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về các điều kiện cần đảm bảo đối với phụ gia thực phẩm trong hoạt động chế biến bao gồm:
- Đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đồng thời tuân thủ các quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác (nếu cần) ghi trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trong từng đơn vị sản phẩm, phù hợp với xuất xứ hàng hóa.
- Nằm trong Danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thực hiện đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo khoản 1 Điều 38 Luật An toàn thực phẩm 2010 về những điều kiện đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hổ trợ chế biến thực phẩm,…nhập khẩu ngoài đáp ứng những điều kiện quy định tại Chương III Luật An toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện sau:
- Sản phẩm phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành nhập khẩu. Việc đăng ký này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành về an toàn thực phẩm, đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.