Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản lý như thế nào? – Minh Hà (Gia Lai).
>> Đình chỉ thủ tục phá sản, người nộp đơn có được nhận lại tạm ứng chi phí phá sản?
>> Hội nghị chủ nợ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần được quy định như sau:
Điều 79. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm khi thành lập có quyền lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức quản lý cho doanh nghiệp của mình sau đây:
(1) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty.
(2) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
Lưu ý: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần là như thế nào?
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần phải đáp ứng điều kiện chung về cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các điều kiện sau đây:
- Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây:
+ Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
+ Điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Căn cứ tại Điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, vốn của doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:
(i) Vốn điều lệ: là tổng số tiền do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
(ii) Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam: là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
(iii) Vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, các quỹ dự trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ thuộc chủ sở hữu được trích lập từ lợi nhuận sau thuế theo quy định.
(iv) Vốn thực có bao gồm vốn chủ sở hữu và các nguồn khác được phép ghi nhận hoặc giảm trừ theo quy định của Bộ Tài chính.
(v) Vốn trên cơ sở rủi ro: được xác định dựa trên quy mô và lượng hóa tác động của các nhóm rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
- Rủi ro bảo hiểm bao gồm các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật tương ứng với loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
- Rủi ro thị trường bao gồm các rủi ro phát sinh từ thị trường đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Rủi ro hoạt động bao gồm các rủi ro phát sinh từ quy trình hoạt động, hệ thống, quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Rủi ro khác bao gồm các rủi ro phát sinh từ các đối tác khác hoặc các yếu tố khác chưa được tính toán trong rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.