Có bắt buộc lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với mọi công trình xây dựng hay không? Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm những gì?
>> Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm những sản phẩm nào?
>> Ngày 15/1 dương lịch là ngày gì? Ngày 15/1 dương rơi vào ngày mấy âm lịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình xây dựng như sau:
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tài liệu không tách rời của hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết cơ sở; chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật phải lập riêng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì chỉ dẫn kỹ thuật phải được lập riêng đối với các công trình xây dựng gồm:
- Công trình xây dựng cấp đặc biệt.
- Công trình xây dựng cấp I.
- Công trình xây dựng cấp II.
Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
Lưu ý: Chỉ dẫn kỹ thuật là tài liệu không tách rời của hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết cơ sở; chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
File word Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023) |
Có bắt buộc lập riêng chỉ dẫn ký thuật đối với mọi công trình xây dựng hay không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014 quy định về các nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm:
- Phương án kiến trúc.
- Phương án công nghệ (nếu có).
- Công năng sử dụng.
- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phương án phòng, chống cháy, nổ.
- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi,bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng như sau:
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
b) Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
c) Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;
đ) Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về kết quả công việc do mình thực hiện;
g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.