Chủ sở hữu công ty TNHH 1TV có bắt buộc phải tách biệt tài sản của mình với tài sản công ty hay không? Rất mong được giải đáp thắc mắc! – Kiều Trinh (Quảng Ngãi).
>> Thương mại là gì? Luật Thương mại hiện hành có giải thích về từ ngữ này hay không?
>> Trong năm 2024, công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 3 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty TNHH 1TV phải xác định và tách biệt tài sản của mình với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Như vậy, chủ sở hữu công ty TNHH 1TV bắt buộc tách biệt tài sản của mình với tài sản của công ty.
File word Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Chủ sở hữu công ty TNHH 1TV phải tách biệt tài sản của mình với tài sản công ty
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty TNHH 1TV phải tách biệt tài sản của mình với tài sản của công ty.
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Căn cứ khoản 4 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020.
Như vậy, trường hợp nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, không tách biệt tài sản của mình với tài sản của công ty thì chủ sở hữu công ty TNHH 1TV bắt buộc phải lấy tài sản của mình để trả cho khoản nợ của công ty; đối với trường hợp khác thì không bắt buộc (chủ sở hữu công ty TNHH 1TV được phép tự nguyện dùng tài sản của mình để trả các khoản nợ của công ty).
Căn cứ khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty.
Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.
Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 77. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty. 2. Tuân thủ Điều lệ công ty. 3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. 5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. 6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 7. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. |