CI là gì? Chức năng của CI trong hoạt đông thương mại? Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ? Việc lưu trữ và bảo quản hóa đơn chứng từ cần chú ý những gì?
>> Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam không?
>> Mã số dự án đầu tư là gì? Mã số dự án đầu tư có phải là số Giấy chứng nhận đầu tư không?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định nào về CI là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiều CI là gì:
CI, viết tắt của Commercial Invoice (hóa đơn thương mại), là một chứng từ cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu quốc tế hiện nay. Chứng từ này thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa và là tài liệu bắt buộc mà các nhà cung cấp phải có để làm căn cứ tính thuế nhập khẩu.
- Hóa đơn thương mại (CI) được sử dụng làm căn cứ cho việc thanh toán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu hàng hóa. Dựa vào CI, các bên có thể xác định chính xác số tiền cần thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong giao dịch kinh doanh với đối tác.
- CI đóng vai trò là tài liệu quan trọng làm cơ sở để tính toán các loại thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Dựa trên thông tin chi tiết trên hóa đơn, cơ quan hải quan và thuế sẽ áp dụng các mức thuế phù hợp theo quy định.
- Hóa đơn thương mại còn là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra và xác minh thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác, đồng bộ giữa các tài liệu liên quan và tránh xảy ra sai sót hoặc tranh chấp.
![]() |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
CI là gì và chức năng của CI trong hoạt động thương mại (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các hành vi bị cấm đối với lĩnh vực hóa đơn chứng từ như sau:
(i) Đối với công chức thuế:
- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ.
- Có các hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ trái với quy định của pháp luật.
- Có hành vi nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
(ii) Đối với các cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ và những cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
- Có những hành vi cản trở công chức thuế trong quá trình thi hành công vụ, đặc biệt là các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc xúc phạm nhân phẩm của công chức thuế khi họ đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hóa đơn và chứng từ.
- Đối với hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử, có hành vi làm sai lệch phá hủy hay truy cấp trái phép hệ thống này.
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác với mục đích không chính đáng.
Tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc bảo quản, lưu trữ hóa và chứng từ như sau:
(i) Đảm bảo hóa đơn và chứng từ lưu trữ:
- An toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch và thay đổi trong suốt quá trình lưu trữ.
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
(ii) Hóa đơn và chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử, phù hợp với hoạt động và khả năng công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cần đảm bảo cá hóa đơn chứng từ này phải có khả năng in ra giấy hoặc tra cứu khi cần.
(iii) Đối với hóa đơn, chứng từ được cơ quan thuế đặt in hoặc tự in khi bảo quản, lưu trữ cần đáp ứng hóa đơn chứng từ:
+ Chưa lập: được bảo quản và lưu trữ trong kho theo chế độ quản lý chứng từ có giá trị.
+ Đã lập tại các cơ quan chứng từ kế toán: được lưu trữ theo quy định về bảo quản chứng từ kế toán.
+ Đã lập tại các tổ chức, cá nhân không thuộc đơn vị kế toán: được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của họ.