Anh/chị cho em hỏi, bên em người lao động tháng 1 phát sinh thuế phải nộp là 1 triệu. Sau khi trả thay nộp tiền lên cục thuế thì công ty em trừ tiền thuế đó vào lương tháng 2 của người này. Vậy phần thu nhập chịu thuế của người này có bao gồm tiền thuế 1 triệu tháng 1 không ạ? Ví dụ, lương tháng 2 bao gồm trợ cấp và trừ bảo hiểm 10,5% là 20 triệu, trhậpừ thuế 1 triệu nên thực nhận là 19 triệu. Thu n chịu thuế sẽ là 20 triệu hay 19 triệu? Em xin cảm ơn ạ!
>> Cách trích lập quỹ dự phòng và các loại quỹ khác
>> Thủ tục thuế khi thành lập mới chi nhánh
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 thì:
"Điều 102. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.[...]"
Đối với khoản tiền 1 triệu đồng mà doanh nghiệp đã nộp thuế thay cho người lao động trong tháng 1:
Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phát sinh trước khi trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, ở tháng 1, doanh nghiệp đã nộp thuế thay cho người lao động và không khấu trừ thuế trước khi trả lương. Bản chất là doanh nghiệp đã thực hiện sai quy trình khấu trừ thuế trước khi trả lương.
Do đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động hoàn trả lại 1 triệu tiền đóng thuế thay cho người lao động nhưng KHÔNG được khấu trừ trực tiếp khoản tiền thuế mà người lao động phải nộp của tháng 1 là 1.000.000 đồng vào tiền lương tháng 2 của người lao động.
Đối với khoản thu nhập chịu thuế tháng 2 của người lao động:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là những khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác theo quy định của pháp luật.
Chị có thể xem chi tiết tại công việc: Các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Vì vậy:
- Thu nhập chịu thuế tháng 2 của người lao động này sẽ bao gồm tiền lương tháng 2 (tiền lương không bị khấu trừ) và các khoản trợ cấp. Nếu tiền lương tháng của người lao động đã bao gồm các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (nếu có) thì tiền lương tính vào thu nhập chịu thuế vẫn bao gồm các khoản đóng bảo hiểm này.
- Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế (-) trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ (giả trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo).
Tóm lại, doanh nghiệp không được khấu trừ khoản tiền thuế phát sinh mà người lao động phải nộp của tháng 1 là 1 triệu đồng vào tiền lương của tháng 2. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động hoàn trả lại khoản tiền này khi doanh nghiệp đã nộp thay cho người lao động. Đồng thời, việc xác định thu nhập chịu thuế sẽ căn cứ vào tiền lương tháng 2 (tiền lương không bị khấu trừ 1 triệu đồng) và các khoản trợ cấp khác (nếu có).
Anh/ch\hị xem chi tiết tại công việc:
- Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.
- Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!