Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình? Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong lao động bao gồm những nội dung gì theo quy định?
>> Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất như thế nào?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì:
Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là quá trình tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động liên quan đến việc xây dựng nhà ở do cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện. Quá trình này bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy hoạch đô thị và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của việc quản lý này là đảm bảo các công trình được xây dựng an toàn, đạt chất lượng và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đô thị.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì; Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm những nội dung nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghi định 06/2021/NĐ-CP về các nội dung quản lý thi công xây dựng công trình cụ thể như sau:
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Trách nhiệm của bên giao thầu trong việc quản lý vật liệu xây dựng, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình.
- Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng.
- Yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình.
- Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu.
- Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 78 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong lao động bao gồm các nội dung sau:
1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
c) Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
d) Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;
đ) Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.