Trong đầu tư chứng khoán hay nhắc đến chỉ số ROA. Vậy chỉ số ROA là gì? Chỉ số ROA có ý nghĩa như thế nào đối với nhà đầu tư chứng khoán? – Văn Khuyên (Khánh Hòa).
>> Chủ doanh nghiệp thao túng chứng khoán mức độ nào sẽ bị xử lý hình sự?
>> VNIndex là gì? VNIndex có ý nghĩa thế nào với nhà đầu tư chứng khoán?
ROA là viết tắt của từ Return On total Assets trong tiếng Anh. Như vậy, chỉ số ROA là chỉ số tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản; đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Chỉ số ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực [Cập nhật ngày 04/8/2023]
Ý nghĩa của chỉ số ROA với nhà đầu tư chứng khoán
Chỉ số ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Chỉ số ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành nghề đầu tư, kinh doanh. Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để so sánh các công ty nên so sánh chỉ số ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau (trong cùng nhóm ngành nghề).
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua chỉ số ROA. Chỉ số ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ví dụ: Nếu công ty A có thu nhập ròng là 20 tỷ đồng, tổng tài sản là 50 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA là 40%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, chỉ số ROA của B sẽ là 20%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 20 tỷ đồng nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty A hiệu quả hơn công ty B.
Nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu chỉ số ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.
Điều 11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp – Luật Chứng khoán 2019 1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |