Có thể hiểu CCO là gì? CCO có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Pháp luật quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?
>> CMO là gì? CMO là từ viết tắt của từ gì?
>> CFO là gì? Tiền lương của CFO công ty cổ phần được tính thế nào?
Tại bài viết này sẽ giải đáp "CCO là gì? CCO có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?" với những nội dung cụ thể sau đây:
Để giải đáp CCO là gì thì CCO là từ viết tắt của từ tiếng Anh Chief Commercial Officer, có nghĩa tiếng Việt là Giám đốc thương mại hay Giám đốc kinh doanh. Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại và kinh doanh. Cụ thể trong đó bao gồm chiến lược tiếp thị, phát triển kinh doanh, và quản lý doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Vai trò này đòi hỏi khả năng kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực liên quan với kỹ năng Marketing, kỹ năng phát triển kinh doanh nhằm CCO quản lý các chiến lược bán hàng, tiếp thị và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của CCO trong doanh nghiệp là tối đa hóa hiệu quả thương mại và đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
CCO - Giám đốc thương mại, Giám đốc kinh doanh cần đảm bảo một số kỹ năng quan trọng như:
- Tư duy chiến lược và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ.
- Hiểu biết sâu sắc về thị trường và xu hướng ngành.
- Kỹ năng đàm phán và xây dựng mối quan hệ.
- Khả năng phân tích dữ liệu để ra quyết định.
Theo đó, CCO đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
CCO là gì, CCO có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, Gíam đốc của công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm những nội dung sau đây:
- Không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
>> CPO là gì? CPO là viết tắt của từ gì?
>> CHRO là gì? CHRO là viết tắt của từ gì?
>> CFO là gì? Tiền lương của CFO công ty cổ phần được tính thế nào?
>> CMO là gì? CMO là viết tắt của từ gì?
>> Tổng hợp thông tin phòng đăng ký kinh doanh của tất các tỉnh, thành phố
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 ... 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ qan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. ... |