Theo quy định của pháp luật hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hay không? –Thúy An (Quảng Ngãi).
>> Hợp đồng vay tài sản có khác biệt gì với hợp đồng mượn tài sản?
>> Có được phép tăng giá hàng hóa, dịch vụ trước đợt khuyến mại không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) và Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tổng hợp bài viết về Lương cơ sở năm 2023
Bảng tính các khoản hưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo lương cơ sở hiện hành và mức dự kiến từ ngày 01/7/2023 |
Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 … 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. |
Ngoài việc không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam thì cán bộ, công chức, viên chức cũng không được làm các việc sau đây:
(i) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
(ii) Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
(iii) Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
(iv) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
(v) Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
(vi) Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
(vii) Ngoài những việc không được làm quy định nêu trên, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng 2018 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2018) và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
(Căn cứ pháp lý: Điều 18, Điều 19, Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008).
(i) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
(ii) Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
(iii) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
(iv) Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
(v) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
(vi) Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng 2018 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2018) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Căn cứ pháp lý: Điều 19 Luật Viên chức 2010).