Hợp đồng vay tài sản khác với hợp đồng mượn tài sản như thế nào? Đối với tài sản là tiền thì doanh nghiệp tôi phải giao kết hợp đồng vay hay mượn tài sản? – Bích Thảo (Hà Giang).
>> Có được phép tăng giá hàng hóa, dịch vụ trước đợt khuyến mại không?
>> Cơ cấu tổ chức quản lý của các loại hình doanh nghiệp?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng mượn tài sản để tiến hành giao kết hợp đồng đúng với bản chất của giao dịch trên thực tế.
Mẫu hợp đồng vay tài sản |
Mẫu hợp đồng mượn tài sản |
Khác biệt giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng mượn tài sản
Một số tiêu chí phân biệt hợp đồng vay tài sản với hợp đồng mượn tài sản bao gồm:
Tiêu chí phân biệt |
Hợp đồng vay tài sản |
Hợp đồng mượn tài sản |
Căn cứ pháp lý |
Mục 4 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015 |
Mục 6 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015 |
Khái niệm |
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. |
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. |
Đối tượng của hợp đồng |
Tài sản tiêu hao hoặc không tiêu hao Ví dụ vật tiêu hao là những thứ như gạo, tiền, … |
Tài sản không tiêu hao Ví dụ như xe máy, máy tính,… |
Trách nhiệm hoàn trả |
- Nếu tài sản là tiền thì bên vay phải trả đủ số tiền khi đến hạn. - Nếu tài sản là vật thì bên vay phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng (tức là không cần phải trả lại đúng vật đã vay ban đầu), trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. |
Bên mượn tài sản phải trả lại đúng tài sản đã mượn ban đầu (không được thay thế bằng tài sản cùng loại). |
Tính đền bù của hợp đồng |
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự có đền bù hoặc không đền bù, cụ thể: - Hợp đồng có tính đền bù khi các bên có thỏa thuận về trả lãi khi vay tài sản. - Hợp đồng không có tính đền bù khi các bên không thỏa thuận về việc trả lãi. |
Bản chất của hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng dân sự không có đền bù |
Quyền đối với tài sản |
Quyền sở hữu Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. |
Quyền sử dụng Bên mượn có quyền sử dụng tài sản sau khi nhận tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. |
Quyền đòi lại tài sản |
- Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn: Bên cho vay không được đòi lại trước kỳ hạn, trừ trường hợp được bên vay đồng ý hoặc đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản vay trái mục đích. - Đối với hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay biết trước một thời gian hợp lý (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). |
Bên cho mượn có quyền đòi lại ngay khi: - Bên mượn đã đạt mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn. - Bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn nhưng phải báo cho bên mượn trong thời gian hợp lý. - Bên mượn sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. |
Quyền trả lại tài sản |
Bên vay có quyền trả lại tài sản vay bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một khoản thời gian hợp lý. |
Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. |
Ví dụ |
Doanh nghiệp A chuyển khoản cho doanh nghiệp B 200 triệu đồng và sau 02 tuần, doanh nghiệp B phải trả lại 200 triệu đồng cho doanh nghiệp A => Doanh nghiệp B vay tiền của doanh nghiệp A. |
Doanh nghiệp C giao cho doanh nghiệp D 20 máy tính bàn để sử dụng. Sau khi hoàn thành xong dự án, doanh nghiệp D phải trả lại 20 máy tính này cho doanh nghiệp C. => Doanh nghiệp C cho doanh nghiệp D mượn tài sản. |
Đối với hợp đồng vay tài sản:
- Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đối với hợp đồng mượn tài sản:
- Bên mượn tài sản phải giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn thì phải bồi thường thiệt hại.
- Bên mượn tài sản không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả nhưng KHÔNG phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
- Bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.