CAGR là gì? Công thức tính CAGR là gì? Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật như thế nào? Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh là gì?
>> B2G là gì? Đặc điểm của B2G là gì?
>> Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
CAGR (Compound Annual Growth Rate) là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép, dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của một khoản đầu tư, doanh thu, hoặc chỉ số nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định rằng lợi nhuận được tái đầu tư vào cuối mỗi năm.
(i) Công thức tính CAGR như sau:
CAGR = [(Số dư cuối kỳ/ Số dư đầu kỳ) ^1/n] – 1 |
(ii) Các thành phần:
- Số dư cuối kỳ (Ending Value – EV): Giá trị khoản đầu tư tại thời điểm cuối kỳ đầu tư
- Số dư đầu kỳ (Beginning Value – BV): Giá trị khoản đầu tư ban đầu
- n: Số năm đã đầu tư.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
CAGR là gì; Công thức tính CAGR là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 13 Luật Đầu tư 2020, bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật được quy định cụ thể như sau:
(i) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 Luật Đầu tư 2020.
(ii) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
(iii) Quy định tại khoản (ii) Mục này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
(iv) Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản (iii) Mục này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế.
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
(v) Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản (iv) Mục này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Theo Điều 14 Luật Đầu tư 2020, giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh được quy định như sau:
(i) Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản (ii), (iii) và (iv) Mục này.
(ii) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản (iii) Mục này.
(iii) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa án Việt Nam.
- Trọng tài Việt Nam.
- Trọng tài nước ngoài.
- Trọng tài quốc tế.
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
(iv) Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.