Trường hợp lỡ chuyển khoản cho kẻ bị lừa đảo thì làm sao lấy lại? Hướng dẫn cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa đảo trong năm 2024? – Thu Trang (Tiền Giang).
>> Công ty TNHH có Tổng Giám đốc không? Các chức vụ trong công ty được quy định như thế nào?
>> Ngân hàng MB là ngân hàng gì? Lãi suất vay tại MB là bao nhiêu?
Tôi là kế toán của công ty, tôi vừa bị kẻ xấu giả danh đối tác của công ty yêu cầu chuyển tiền, sau đó tôi mới biết đó là kẻ lừa đảo. Vậy cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa đảo như thế nào? Hiện tại tôi rất lo lắng, vì số tiền đó là của công ty, tôi có nên báo cho công ty biết về việc này hay không? Trân trọng cảm ơn!
Trường hợp không may chuyển khoản tiền cho kẻ lừa đảo thì người bị lừa đảo cần báo ngay cho ngân hàng để phong tỏa khoản tiền đó. Đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất (trình bày rõ sự việc) để họ biết và tiến hành điều tra.
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa đảo trong năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với trường hợp này (như tình huống bạn nêu) thì bạn cần thông báo cho công ty biết toàn bộ sự việc để việc phối hợp với cơ quan công an nhằm tìm ra kẻ lừa đảo được thuận lợi hơn.
Thực tế, hiện nay việc bị lừa đảo (chuyển khoản tiền cho các đối tượng lừa đảo) thì rất khó khăn trong việc lấy lại tiền. Do đó, mọi người cần ưu tiên phòng bị lừa hơn, cụ thể như sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin người nhận tiền trước khi chuyển khoản.
- Sử dụng các ứng dụng chính thống của ngân hàng, không truy cập vào các link lạ.
- Không cung cấp mật khẩu cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng); nên bảo mật hai lớp.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |