Các xe hàng rong bán bánh kẹo tết có cần cần xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm hay không? Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ và cơ sở kinh doanh thực phẩm được định nghĩa như thế nào?
>> Tên riêng hộ kinh doanh có được trùng với tên riêng hộ kinh doanh đã đăng ký không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về các cơ sở không thuộc diện cấp giấy phép an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Theo đó các xe hàng rong bán bánh kẹo tết thường là các mặt hàng thực phẩm đã được đóng gói sẵn và đặc thù của các xe hàng rong bán bánh kẹo tết này là không có địa điểm bán cố định mà sẽ di chuyển ở nhiều địa điểm khác nhau. Như vậy, các xe bán hàng rong bánh kẹo tết không cần xin cấp phép an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc bán bánh kẹo tết của các xe hàng rong này vẫn phải tuân thủ các quy định tương đương về an toàn thự phẩm theo quy định.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các xe hàng rong bán bánh kẹo tết có cần cần xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm hay không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về định nghĩa cơ sở sơ chế nhỏ lẻ và cơ sở kinh doanh thực phẩm được quy định giải thích như sau:
|
Theo khoản 1 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.