Những lưu ý nào về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi tiến hành hoạt động đầu tư vốn để kinh doanh tại Việt Nam? – Hùng Dũng (Quảng Bình).
>> Quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp năm 2023?
>> Năm 2023, có những hình thức hỗ trợ đầu tư nào?
Các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì cần lưu ý các quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư năm 2023 sau đây:
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
Các lưu ý về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư tiến hành điều chỉnh ưu đãi đầu tư trong trường hợp sau:
- Dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư và đáp ứng thêm điều kiện hưởng ưu đãi ở mức cao hơn thì được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn cho thời gian ưu đãi còn lại.
- Dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư và đáp ứng thêm điều kiện được hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới thì được hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới cho thời gian ưu đãi còn lại.
Tuy nhiên, nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc ưu đãi do nhà đầu tư tự xác định trong trường hợp:
- Dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư.
- Hoặc dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư tự xác định.
Lưu ý: Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó.
Bên cạnh đó, trong thời gian hưởng ưu đãi, trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, khi nhà đầu tư có vướng mắc liên quan đến việc áp dụng và thi hành pháp luật về đầu tư thì có thể giải quyết theo cơ chế sau:
- Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư được quyền phản ánh vướng mắc, kiến nghị liên quan đến việc áp dụng và thi hành pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Trường hợp vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có nguy cơ phát sinh thành tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý, phòng ngừa tranh chấp.
- Trường hợp phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế, việc phối hợp giải quyết tranh chấp thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chế độ xử lý, cập nhật thông tin và báo cáo về việc phản ánh vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
>> Xem chi tiết các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công việc pháp lý sau: