Các cơ sở sản xuất bánh kẹo tết sử dụng phụ gia thực phẩm cần đảm bảo các nguyên tắc nào? Yêu cầu đối với việc san chia, dóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm như thế nào?
>> Mã hóa dữ liệu là gì? Một vài ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học?
>> Giá trị của biên lai được xác định dựa vào điều gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2029/TT-BYT về các nguyên tắc trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm mà các cơ sở sản xuất bánh kẹo tết cần đảm bảo cụ thể như sau:
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
2. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
…
Theo đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung và các cơ sở sản xuất bánh kẹo tết cần đảm bảo các nguyên tắc trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:
- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm.
- Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm.
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các cơ sở sản xuất bánh kẹo tết sử dụng phụ gia thực phẩm cần đảm bảo các nguyên tắc nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2029/TT-BYT về các yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp và đóng gói lại phụ gia thực phẩm như sau:
a) Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản;
b) Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm và không gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người;
c) Nhãn của phụ gia thực phẩm được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện thêm ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm đã được thể hiện trên nhãn gốc của phụ gia thực phẩm trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2029/TT-BYT về các yêu cầu cần đáp ứng đối với việc trộn phụ gia thực phẩm như sau:
a) Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người;
b) Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành phần cấu tạo;
c) Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.