Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay là gì? Quy định về báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như thế nào? – Trà Xuân (Cà Mau).
>> Tài chính doanh nghiệp là gì? Các nội dung của tài chính doanh nghiệp?
>> Khấu hao là gì? Trích khấu hao tài sản cố định được quy định thế nào?
Muốn phát triển kinh tế không thể thiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất, kinh doanh đang dần trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Bài viết dưới đây nếu rõ các biện pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm báo cáo bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh như sau:
Có các biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
(i) Trồng nhiều cây xanh, giữ gìn cây xanh và bảo vệ rừng:
Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường nó không chỉ hấp thụ khí carbon dioxide, tạo ra oxy, điều hòa nước, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Rừng không chỉ là nơi cư trú động, thực vật và mà còn là nơi có các nguồn gen quý hiếm, rừng giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe cho con người cũng như môi trường.
Vì vậy, việc trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng là một trong những biện pháp hữu ích giúp bảo vệ môi trường cững như sức khỏe con người một cách tốt nhất cũng như câu "Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất".
(ii) Sử dụng các sản phẩm sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh liên quan khác. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
(iii) Sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện:
Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch từ gió, ánh nắng mặt trời vì những nguồn năng lượng này có thể tái tạo và có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đặc biệt khi sử dụng sẽ không phát sinh khí thải gây hại đến môi trường. Bên cạnh việc sử dụng nguồn năng lượng sạch để hạn chế khí thải độc hại thì đây còn là một cách để tiết kiệm điện.
(iv) Hạn chế việc sử dụng túi ni lông:
Để một chiếc túi ni lông phân hủy cần mất khoảng hàng trăm năm. Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng nhiều túi ni lông vì tính tiện dụng của nó. Chính vì sự tiện dụng này đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. Trong khi đó, để sản xuất ra được 100 triệu túi nhựa tốn đến 12 triệu barrel dầu hỏa và khí thải nó thải ra môi trường nữa. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế việc sử dụng túi ni lông thay vào đó sử dụng giỏ đi chợ, các túi giấy, hay các loại lá.
(v) Tái chế rác thải:
Tái chế rác thải là một phần quan trọng của biện pháp bảo vệ môi trường và tạo ra một nền kinh tế tái sử dụng nguồn tài nguyên. Tái chế rác thải còn tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau, tiết kiệm vật liệu để sản xuất kinh doanh, tái sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, sản xuất.
Các chất thải thường được tái sử dụng đa phần là ở dạng rắn như: nhựa, nhôm, inox, sắt,… Tùy vào mức độ còn có thể sử dụng hay không hoặc tình trạng hư hại mà các công ty, nhà máy sản xuất sẽ thu mua phế liệu và sản xuất thành các sản phẩm khác hữu ích hơn.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các biện pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm báo cáo bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như sau:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ bao gồm:
+ Kết quả hoạt động của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải;
+ Kết quả khắc phục các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
+ Kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động, liên tục;
+ Công tác quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại;
+ Công tác quản lý phế liệu nhập khẩu (nếu có);
+ Hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (nếu có);
+ Các kết quả, hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung, biểu mẫu, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như sau:
- Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày 01/01/2022.
- Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt.
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận.
- Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020.