Có thể hiểu C2B là gì? Các đặc điểm chính của mô hình C2B là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành quyền của người tiêu dùng bao gồm những nội dung cụ thể nào?
>> Thời gian trả giá tối thiểu của một phiên đấu giá là bao lâu?
>> Điều khiển xe không có cavet xe bị phạt bao nhiêu tiền?
C2B (Customer-to-Business) là một mô hình kinh doanh trong đó khách hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc giá trị cho doanh nghiệp. Trong mô hình này, vai trò của khách hàng là chủ động, không chỉ là người tiêu dùng mà còn có thể là người cung cấp ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
(i) Khách hàng cung cấp giá trị cho doanh nghiệp: Khách hàng có thể cung cấp thông tin, dữ liệu, đánh giá sản phẩm, hoặc thậm chí sáng tạo nội dung (ví dụ: ảnh, video, bài viết) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phát triển sản phẩm, chiến dịch marketing, hoặc cải thiện dịch vụ.
(ii) Doanh nghiệp mua hoặc sử dụng giá trị từ khách hàng: Doanh nghiệp có thể trả tiền cho khách hàng vì các dịch vụ hoặc sản phẩm mà khách hàng đã cung cấp. Điều này có thể xảy ra qua các nền tảng trực tuyến, khảo sát, đấu thầu dịch vụ, hoặc các nền tảng chia sẻ nội dung.
(iii) Khách hàng có quyền kiểm soát: Trong mô hình C2B, khách hàng có thể có quyền kiểm soát mức giá, dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ cung cấp cho doanh nghiệp.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
C2B là gì; Các đặc điểm chính của C2B là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quyền của người tiêu dùng bao gồm những nội dung sau:
(i) Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.
(ii) Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(iii) Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.
(iv) Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(v) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(vi) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(vii) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(viii) Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(ix) Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.
(x) Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.