Pháp luật về bảo hiểm quy định Bảo hiểm xã hội là gì? Quỹ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn nào?
>> Mất sổ BHXH, làm sao để rút BHXH 1 lần 2024?
>> Năm 2025, chỉ có chồng đóng BHXH tự nguyện, vợ ở nhà nội trợ có được hưởng trợ cấp thai sản?
Căn cứ theo quy định pháp luật về bảo hiểm, tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Bảo hiểm xã hội là gì?”.
Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành là Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (ban hành ngày 20/11/2014) và có hiệu lực đến hết ngày 31/06/2024. Theo đó, kể từ ngày 01/07/2024 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (ban hành ngày 29/06/2024), sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành và thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Cụ thể quy định giải đáp “Bảo hiểm xã hội là gì?”, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 |
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
Trước ngày 01/07/2025: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. |
Từ ngày 01/07/2025: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Giải đáp: Bảo hiểm xã hội là gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quỹ bảo hiểm xã hội được quy định tại
quy định giải đáp “Bảo hiểm xã hội là gì?”, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 với những nội dung sau đây:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 |
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
Trước ngày 01/07/2025: Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. |
Từ ngày 01/07/2025: (i) Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước; được hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (ii) Định kỳ 03 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư quỹ và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất. Trường hợp tiến hành hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước về bảo hiểm xã hội, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan kiểm toán nhà nước xử lý theo quy định của Luật Thanh tra 2022 và Luật Kiểm toán nhà nước 2015, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc một cơ quan kiểm toán nhà nước; bảo đảm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. |
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ 05 nguồn sau đây:
(i) Người sử dụng lao động đóng theo quy định.
(ii) Người lao động đóng theo quy định.
(iii) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
(iv) Ngân sách nhà nước.
(v) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Trong đó, bao gồm 03 quỹ thành phần sau:
(i) Quỹ ốm đau và thai sản.
(ii) Quỹ hưu trí và tử tuất.
(iii) Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.