Có 10 loại tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từ 25/6/2025 được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn theo Thông tư 22/2025/TT-BTC
>> Cơ chế và chính sách ưu đãi cho cá nhân khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại NIC
>> Mẫu phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp theo Nghị định 69
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2025/TT-BTC (có hiệu lực từ 25/6/2025), tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn bao gồm:
STT |
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
1 |
Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng. |
2 |
Âu tàu. |
3 |
Các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch. |
4 |
Cảng thủy nội địa. |
5 |
Bến thủy nội địa. |
6 |
Khu neo đậu ngoài cảng. |
7 |
Kè, đập giao thông. |
8 |
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. |
9 |
Công trình, thiết bị phụ trợ: Nhà trạm quản lý đường thủy nội địa; trạm AIS (hệ thống nhận dạng tự động) và hệ thống quản lý, giám sát, truyền dữ liệu kèm theo; thủy chí hoặc trạm đọc mức nước tự động; công trình, trang thiết bị phụ trợ khác. |
10 |
Các tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khác. |
Như vậy, có 10 loại tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn.
![]() |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực mới nhất |
![]() |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực mới nhất |
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từ 25/6/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định trên được xác định là tài sản cố định khi có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên và có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.
Trong đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định như sau:
(i) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.
(ii) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
(iii) Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan là một tài sản.
(Theo Điều 4 Thông tư 22/2025/TT-BTC có hiệu lực từ 25/6/2025).
Doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia doanh nghiệp bằng kinh phí của doanh nghiệp (không kết hợp thu hồi sản phẩm) thực hiện thủ tục chấp thuận sau đây:
(i) Gửi văn bản đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải/ đường thuỷ nội địa quốc gia/ đường thủy nội địa địa phương trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến một văn bản đề xuất đến Bộ Giao thông vận tải.
Mẫu văn bản đề xuất: Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP.
(ii) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, Bộ Giao thông vận tải xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nêu rõ lý do trong trường hợp không chấp thuận văn bản đề xuất.
Lưu ý: Bộ Giao thông vận tải xem xét hồ sơ dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng luồng đường thủy nội địa quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét luồng.
(Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 57/2024/NĐ-CP)
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từ 25/6/2025 theoThông tư 22/2025/TT-BTC”