PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Nguyên tắc kế toán tiền, đăng ký sửa đổi chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 01 bài viết đã đề cập đến nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh đối với tài khoản 111 (tiền mặt) trong doanh nghiệp, sau đây là quy định về phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 111 theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
+ Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
+ Có tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
+ Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
+ Nợ tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế giá trị gia tăng)
Có tài khoản 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế giá trị gia tăng)
Có tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
4. Ghi nhận khoản rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có các tài khoản 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344.
Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Có tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
Có các tài khoản 221, 222, 228 (giá vốn)
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:
Nợ tài khoản 111 - Tiền mặt
Có tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)