Có phải Chính phủ vừa có văn bản đề nghị bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025 không? Cụ thể như thế nào? – Kim Ly (Hà Nội).
>> Các lưu ý nổi bật về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in 2024 của lĩnh vực thuế (Phần 2)
>> Các lưu ý nổi bật về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in 2024 của lĩnh vực thuế
Ngày 27/02/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP về Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó nêu rõ các nội dung sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Tờ trình 25/TTr-BTC ngày 06/02/2024 của Bộ Tài chính và hồ sơ liên quan kèm theo, cụ thể:
- Nghiên cứu, chưa bổ sung vào Chính sách 5 của Đề nghị xây dựng Luật nội dung mới về phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với mặt hàng rượu, bia bảo đảm phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- Tiến độ trình dự án Luật như sau:
(i) Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024).
(ii) Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024) và thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2025).
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Đề nghị bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và gửi Bộ Tư pháp tiến hành các thủ tục trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết 25/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/02/2024. Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết 25/NQ-CP (nội dung tại Mục 1) thay thế nội dung “xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế” tại điểm c và điểm đ khoản 3 Mục II của Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 28/7/2023 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023.
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. 2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật. 4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. 5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |