PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về khiếm khuyết kiểm soát nội bộ với Ban Quản trị, Ban Giám đốc qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về khiếm khuyết kiểm soát nội bộ với BQT, BGĐ (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về khiếm khuyết kiểm soát nội bộ với BQT, BGĐ
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 265) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), nội dung Chuẩn mực kiểm toán 265 tiếp tục được quy định như sau:
- Mặc dù những khái niệm cơ bản về hoạt động kiểm soát của các đơn vị nhỏ có thể tương tự với những đơn vị lớn nhưng cách thức vận hành hoạt động kiểm soát tại các đơn vị này sẽ khác nhau. Hơn nữa, tại các đơn vị nhỏ, một số hoạt động kiểm soát nhất định có thể là không cần thiết do các kiểm soát trực tiếp của Ban Giám đốc. Ví dụ, việc chỉ có Ban Giám đốc được quyền cấp tín dụng cho khách hàng và duyệt những khoản mua lớn có thể tạo ra sự kiểm soát hữu hiệu đối với những số dư tài khoản và giao dịch quan trọng, làm giảm hoặc loại bỏ sự cần thiết phải có những hoạt động kiểm soát chi tiết hơn.
- Ngoài ra, các đơn vị nhỏ thường có ít nhân viên nên có thể hạn chế mức độ phân nhiệm. Tuy nhiên, trong một đơn vị nhỏ mà Giám đốc đồng thời là chủ sở hữu, Giám đốc có thể thực hiện chức năng giám sát hiệu quả hơn so với một đơn vị lớn. Mức độ giám sát của Ban Giám đốc càng cao thì khả năng Ban Giám đốc khống chế kiểm soát càng lớn.
Chuẩn mực kiểm toán số 256 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về khiếm khuyết kiểm soát nội bộ với BQT, BGĐ (Phần 3)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 6(b), 08 Chuẩn mực kiểm toán số 265 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC
Sự nghiêm trọng của một khiếm khuyết hoặc của các khiếm khuyết kết hợp lại trong kiểm soát nội bộ không chỉ phụ thuộc vào việc sai sót đã thực sự xảy ra hay chưa, mà còn phụ thuộc vào khả năng sai sót có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của sai sót. Do đó, những khiếm khuyết nghiêm trọng vẫn có thể tồn tại mặc dù kiểm toán viên không phát hiện được các sai sót trong quá trình kiểm toán.
Ví dụ về những vấn đề mà kiểm toán viên có thể xem xét khi xác định một khiếm khuyết hoặc các khiếm khuyết kết hợp lại trong kiểm soát nội bộ có tạo thành khiếm khuyết nghiêm trọng hay không, bao gồm:
- Khả năng các khiếm khuyết dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính trong tương lai.
- Khả năng mất mát hoặc gian lận về tài sản hoặc nợ phải trả.
- Tính chủ quan và sự phức tạp của việc xác định giá trị ước tính, như các ước tính kế toán liên quan đến giá trị hợp lý.
- Những khoản mục trong báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng bởi các khiếm khuyết.
- Số lượng giao dịch đã hoặc có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc các nhóm giao dịch có thể chịu ảnh hưởng của các khiếm khuyết.
- Tầm quan trọng của các kiểm soát đối với quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, ví dụ:
+ Các kiểm soát giám sát chung (như giám sát đối với Ban Giám đốc).
+ Các kiểm soát đối với việc ngăn chặn và phát hiện gian lận.
+ Các kiểm soát đối với việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán quan trọng.
+ Các kiểm soát đối với những giao dịch quan trọng với các bên liên quan.
+ Các kiểm soát đối với những giao dịch quan trọng ngoài quá trình hoạt động thông thường của đơn vị.
+ Các kiểm soát đối với quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán (như kiểm soát đối với những bút toán không thường xuyên).
- Nguyên nhân và tần suất của những trường hợp ngoại lệ được phát hiện do những khiếm khuyết trong kiểm soát.
- Sự tương tác của khiếm khuyết này với những khiếm khuyết khác trong kiểm soát nội bộ.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 265: Trao đổi về khiếm khuyết kiểm soát nội bộ với BQT, BGĐ (Phần 4).