PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và DN kiểm toán
Tại phần 02 của bài viết đã trình bày nội dung của Chuẩn mực kiểm toán 210: Hợp đồng kiểm toán (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 210) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) về yêu cầu tiêu đề của một cuộc kiểm toán, sau đây là nội dung tiếp theo:
(i) Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) (xem hướng dẫn tại đoạn A21 Chuẩn mực kiểm toán số 210 Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(ii) Theo đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), các điều khoản thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng kiểm toán hoặc một hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản phù hợp (như Thư hẹn kiểm toán) và phải bao gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A22 - A25 Chuẩn mực kiểm toán số 210 Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
- Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán.
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
- Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Dự kiến về báo cáo mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ phát hành.
(iii) Nếu pháp luật và các quy định đã có yêu cầu đầy đủ, chi tiết về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán, trong đó bao gồm cả các nội dung quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không cần phải đưa các điều khoản đó vào hợp đồng kiểm toán, trừ trường hợp theo yêu cầu của pháp luật hoặc các quy định và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ như quy định trong đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) (xem hướng dẫn tại đoạn A22, A26 - A27 Chuẩn mực kiểm toán số 210 Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(iv) Nếu pháp luật và các quy định đã có các yêu cầu về trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán tương tự như đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể xác định rằng pháp luật và các quy định đã bao gồm các trách nhiệm mà theo xét đoán của kiểm toán viên là tương đồng với các trách nhiệm quy định tại đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 210 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC). Đối với các trách nhiệm tương đồng này, kiểm toán viên có thể sử dụng các thuật ngữ của pháp luật và các quy định để trình bày trong hợp đồng kiểm toán. Đối với các trách nhiệm mà pháp luật và các quy định không đặt ra yêu cầu cụ thể nhưng vẫn có ảnh hưởng tương tự, hợp đồng kiểm toán phải sử dụng các thuật ngữ quy định tại đoạn 06(b) này (xem hướng dẫn tại đoạn A26 Chuẩn mực kiểm toán số 210 Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 3) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán được phép ký hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính. Đối với hợp đồng kiểm toán nhiều năm, hàng năm, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá xem liệu có cần phải sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng kiểm toán đã ký hay không và liệu có cần phải nhắc lại các điều khoản hiện có của hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán hay không. Những điều khoản cần sửa đổi, bổ sung (nếu có) cần được lập thành văn bản và đính kèm thành phụ lục của hợp đồng kiểm toán đã ký (xem hướng dẫn tại đoạn A28 Chuẩn mực kiểm toán số 210 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 210: Hợp đồng kiểm toán (Phần 4).