PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung về chú giải biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 từ ngày 15/7/2023 qua bài viết sau đây:
>> Chú giải biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 từ ngày 15/7/2023 (Phần 4)
>> Chú giải biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 từ ngày 15/7/2023 (Phần 3)
Ngày 31/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023.
Căn cứ Chương 98 Mục II Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP, bài viết tiếp tục đề cập đến chú giải Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 được quy định cụ thể như sau:
Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98.
Điều kiện, thủ tục áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 và báo cáo, kiểm tra tình hình nhập khẩu, sử dụng các mặt hàng thuộc nhóm 98.17 đến 98.23 và nhóm 98.34, 98.40, 98.42, 98.44, 98.49, 98.51:
- Đối tượng áp dụng: Tổ chức sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu.
- Đối với phụ tùng: Khi nhập khẩu doanh nghiệp phải xuất trình chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn sử dụng cho máy bay theo mẫu quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), như: Authorized Release Certificate của FAA (Mỹ), EASA (Châu Âu), CAAV form 1 (Việt Nam) hoặc các chứng chỉ tương đương theo quy định của ICAO. Mỗi phụ tùng có một chứng chỉ riêng trên đó ghi rõ nhà sản xuất hoặc nhà sửa chữa, tình trạng thiết bị, số sản xuất gắn liền với hàng khi nhập khẩu.
- Đối với vật tư máy bay: Vật tư nhập khẩu phải đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+ Có tên trong tài liệu tra cứu phụ tùng vật tư máy bay, động cơ, thiết bị máy bay (Illustrated Part Catalogue – IPC) hoặc tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng máy bay (Aircraft Maintainance Manual – AMM) hoặc tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng phụ tùng máy bay (Component Maintenance Manual), hoặc tài liệu hướng dẫn sửa chữa cấu trúc máy bay (Structure Repair Manual SRM) hoặc danh mục hóa chất cho máy bay (Chemical Material List – CML) của nhà chế tạo máy bay hoặc tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay, hoặc tài liệu hướng dẫn khai thác bay cho tổ lái hoặc danh mục vật tư tiêu hao do Cục Hàng không Việt Nam công nhận;
+ Có văn bản chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất hoặc nhà sửa chữa cấp (chứng chỉ hợp cách – COC) của lô hàng nhập khẩu hoặc số lô.
Tiện ích Tra cứu mã HS |
ư
Chú giải biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 từ ngày 15/7/2023 (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ của xe ô tô được phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng quy định tại 97 chương thuộc Mục I Phụ lục II hoặc lựa chọn phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện CKD và bộ linh kiện không đồng bộ của xe ô tô quy định tại nhóm 98.21 hoặc áp dụng theo xe ô tô nguyên chiếc quy định tại 97 chương.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn cách tính thuế theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô hoặc nhóm 98.21 thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại mục (i) bên dưới.
(i) Điều kiện áp dụng
Linh kiện phải do các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô trực tiếp nhập khẩu để sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân được các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ lựa chọn cách tính thuế theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô hoặc nhóm 98.21 nhưng cơ quan hải quan qua thanh tra, kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không sử dụng các bộ linh kiện này để thực hiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô thì truy thu theo thuế suất thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
(ii) Trường hợp các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô không đáp ứng các điều kiện tại mục (i) bên trên
Trường hợp các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô không đáp ứng các điều kiện quy định tại mục (i) bên trên thì phân loại và áp dụng mức thuế suất đối với bộ linh kiện theo mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc tương ứng quy định tại nhóm 87.02, 87.03, 87.04 (trừ các trường hợp nêu tại điểm b.5.3 dưới đây) hoặc nhóm 98.21 và không phải thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa.
Quý khách xem tiếp tục >> Chú giải biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế Nhóm 98 từ ngày 15/7/2023 (Phần 6)