Từ 01/01/2025 sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam đúng không?
Từ ngày 01/01/2025, sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam đúng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 42 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”;
Theo quy định trên, đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Lưu ý:
Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Từ ngày 01/01/2025, sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử?
Căn cứ Điều 80 Thông tư 80/2021/TT-BTC, quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài
1. Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài.
2. Cập nhật danh sách các nhà cung cấp nước nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
3. Phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch phát sinh tại Việt Nam.
4. Cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế; truy thu thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài nếu chứng minh được nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế không đúng thực tế; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Theo quy định trên, cơ quan thuế có trách nhiệm trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau:
- Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài.
- Cập nhật danh sách các nhà cung cấp nước nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp ở nước ngoài:
+ Kê khai, nộp thuế;
+ Truy thu thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài nếu chứng minh được nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế không đúng thực tế;
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
- Chứng từ kế toán bị tẩy xóa không có giá trị thanh toán đúng không?
- Ngày mấy ngân hàng làm việc lại sau Tết Nguyên đán 2025? Ngân hàng cho vay có phải chịu thuế GTGT không?
- Tài liệu kế toán được tiêu hủy trong trường hợp nào?
- Đối tượng nào được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
- Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?
- Kế toán viên trung cấp là gì? Yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kế toán viên trung cấp ra sao?
- Không ký biên bản thanh tra thuế trong bao lâu thì bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính?
- Điểm thưởng trong trò chơi điện tử trên mạng có phải thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Thời hạn nộp tiền sử dụng khu vực biển là bao lâu?
- Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?