Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?

Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hoàn thuế trước, kiểm tra sau? Các biện pháp quản lý rủi ro trong quản lý thuế nào?

Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định việc phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như sau:

(1) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế sau

Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao về thuế:

- Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

- Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng:

+ Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

+ Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

(2) Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước kiểm tra sau.

(3) Cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau trong trường hợp sau đây:

Sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng.

Việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.

Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?

Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế sẽ được thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong quản lý thuế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:
a) Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;
b) Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;
c) Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;
d) Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;
đ) Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;
e) Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
g) Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;
h) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;
i) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;
k) Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
...

Như vậy, người nộp thuế sẽ được thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

- Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;

- Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;

- Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;

- Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

- Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;

- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;

- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;

- Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro như thế nào? Hồ sơ nào kiểm tra trước, hoàn thuế sau?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch