Tổng hợp phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam? Các khoản phụ cấp, trợ cấp nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam không phải chịu thuế TNCN?
Tổng hợp phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam?
Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng, biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên và logo.
Dưới đây là một số đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam:
[1] Cành tùng
Cành tùng có màu vàng, gồm hai loại như sau:
Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng
Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy
[2] Nền, hình phù hiệu
Nền phù hiệu
Nền phù hiệu hình bình hành. Đối với lục quân có nền màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá, Phòng không - Không quân có màu xanh hòa bình, Hải quân có màu tím than. Đặc biệt, nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5mm có ở 3 cạnh.
Hình phù hiệu
Đặc điểm chung của các quân, binh chủng đều có màu vàng.
Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng
Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang
Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo
Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân benzen
Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng
Thông tin: Hình sóng điện
Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín có ký hiệu đường biên giới quốc gia
Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim
Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở
Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây
Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ
Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ
Hải quân: Hình mỏ neo
Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa
Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn
Kỹ thuật: Hình compa trên chiếc búa
Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe
Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo
Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo
Thể dục thể thao: Hình cung tên
Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn
Tổng hợp phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam? Các khoản phụ cấp, trợ cấp nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam không phải chịu thuế TNCN? (Hình từ Internet)
Các khoản phụ cấp, trợ cấp nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam không phải chịu thuế TNCN?
Theo tiết c.3 điểm c khoản 2 Điều 2 Thông Tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP quy định về thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền theo quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch; phong, thăng quân hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
Theo đó, các khoản phụ cấp, trợ cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam không phải chịu thuế TNCN, bao gồm:
[1] Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng:
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp thâm niên nghề;
- Phụ cấp phục vụ Quốc phòng - An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;
- Trợ cấp đối với cán bộ chiến sỹ khi nghỉ hưu, chuyển ngành, hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp thôi việc, xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
- Phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong quân đội gồm:
+ Phụ cấp đối với lực lượng Phòng không - Không quân;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng;
+ Phụ cấp đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào;
+ Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Pháo binh;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Tăng thiết giáp;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Đặc công;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Công binh;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Hóa học;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Thông tin;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Hậu cần quân sự;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Vũ khí, đạn dược quân sự;
+ Phụ cấp đối với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển;
+ Phụ cấp đối với bộ đội tàu ngầm P thuộc quân chủng Hải quân;
+ Phụ cấp ngày đi biển của Quân chủng Hải quân;
+ Phụ cấp đối với lực lượng biên chế trên tàu Hải quân;
+ Phụ cấp thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công tác tại trại giam, nhà tạm giữ trong quân đội;
+ Phụ cấp đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội;
+ Phụ cấp đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Phụ cấp đối với quân nhân, công nhân viên Quốc phòng làm nhiệm vụ báo vụ trong quân đội;
+ Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ C;
+ Trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng thôi phục vụ tại ngũ;
+ Phụ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Cam Ranh;
+ Phụ cấp đối với lực lượng tàu ngầm cấp chiến dịch;
+ Phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng Không quân Hải quân;
+Trợ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng trực tiếp rà phá bom mìn, vật liệu nổ;
- Các khoản phụ cấp quân sự khác theo quy định của pháp luật.
[2] Phụ cấp đặc thù ngành Cơ yếu gồm:
Phụ cấp thâm niên nghề cơ yếu; phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật, mật mã; phụ cấp trách nhiệm công việc cơ yếu khác; các khoản phụ cấp đặc thù an ninh, quân sự khác trong ngành cơ yếu (nếu có).
[3] Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông Tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTCK/Nam-2025/Thang-2/Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam.jpg)
- Bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thuế giao dịch liên kết?
- Từ 01/01/2025 quy định về hiện đại hóa công tác quản lý thuế được sửa đổi thế nào?
- Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào? Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào?
- Lời chúc gửi tân binh lên đường nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2025? Khoản trợ cấp quân sự có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- 5 bản Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam? Bản Hiến pháp hiện hành là năm nào? Nghĩa vụ nộp thuế được quy định trong Hiến pháp thế nào?
- Dự án sản xuất thuốc nổ có tổng đầu tư 100 tỷ có là dự án quan trọng quốc gia không?
- Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
- Điểm mới đáng chú ý Nghị định 20 sửa đổi NĐ132 về giao dịch liên kết?
- Trách nhiệm của Sở GD&DT về dạy thêm từ ngày 14/02/2025? Có phải nộp thuế TNDN đối với cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường không?
- Nghị định 20 sửa đổi NĐ132 về GDLK áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024?