Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025?

Có bao nhiêu phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Tính thuế VAT ngược theo công thức nào?

Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 như sau:

Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo đó, thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi thuế VAT) là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Bên cạnh đó, căn cứ tính thuế VAT được quy định tại Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được tính dựa trên giá tính thuế VAT nhân với thuế suất VAT.

Mặt khác, cách tính thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) xuôi được tính dựa trên giá trị hàng hóa, dịch vụ chưa chịu thuế giá trị gia tăng nhân với thuế suất giá trị gia tăng.

Ngoài ra, công thức tính thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) ngược được sử dụng trong trường hợp giá trị hàng hóa đó đã bao gồm thuế VAT do đó người nộp thuế cần áp dụng công thức tính thuế VAT ngược để có thể xác định số tiền thuế phải nộp

Công thức tính thuế VAT ngược được quy đổi dựa trên nguyên tắc tính quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:

Giá tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau
...
k) Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán / (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ)
...

Theo đó, cách tính số tiền thuế phải nộp được chia thành 02 cách tính thuế xuôi và cách tính thuế ngược cụ thể như sau:

(1) Cách tính thuế VAT xuôi

Số tiền thuế phải nộp = số tiền trước thuế (chưa bao gồm thuế VAT) x thuế suất

Số tiền sau thuế (đã bao gồm thuế VAT) = Số tiền trước thuế (chưa bao gồm thuế VAT) + số tiền thuế

Ví dụ: Hàng hóa bán ra với giá trị là 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) chưa chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%. Tính theo công thức tính thuế VAT xuôi thì:

Số tiền thuế phải nộp = 15.000.000 đồng x 5% = 750.000 đồng

Số tiền sau thuế = 15.000.000 đồng + 750.000 đồng = 15.750.000 đồng

(2) Cách tính thuế VAT ngược

Số tiền trước thuế (chưa bao gồm thuế VAT) = Số tiền sau thuế (đã bao gồm thuế VAT) / (1+ thuế suất)

Số tiền thuế phải nộp = Số tiền trước thuế (chưa bao gồm thuế VAT) x thuế suất

Ví dụ: Hàng hóa bán ra với giá trị là 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đã bao gồm 5% thuế suất thuế giá trị gia tăng. Tính theo công thức tính thuế VAT ngược thì:

Số tiền trước thuế = 15.000.000 đồng / (1 + 5%) = 14.285.714 đồng

Số tiền thuế phải nộp = 14.285.714 x 5% = 714.286 đồng.

Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025?

Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025? (Hình từ internet)

Có bao nhiêu phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?

Theo đó, phương pháp khấu trừ thuế được quy định tại Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 cụ thể như sau:

Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
...

Theo đó, số thuế phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Ngoài ra, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 cụ thể như sau:

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
...

Số thuế phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bao gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Cách tính thuế vat
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025?
Nguyễn Ánh Linh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch