Học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 vào thời gian nào? Trường công lập tổ chức dạy học thêm có phải nộp thuế TNDN không?
Học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với các cấp học cụ thể như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, kế hoạch thời gian của năm học 2024 - 2025 được áp dụng đồng bộ đối với học sinh các cấp học trên toàn quốc bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và đối với kế hoạch thời gian học kỳ 1 phải kết thúc trước ngày 18/01/2025 theo quy định nêu trên.
Như vậy, học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 được diễn ra vào khoảng thời gian trước ngày kết thúc học kỳ 1 tức là trước ngày 18/01/2025.
Ngoài ra, khung thời gian cụ thể đối với học sinh các cấp học theo từng địa phương sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định dựa trên đặc điểm và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 vào thời gian nào? (Hình từ internet)
Trường công lập tổ chức dạy học thêm có phải nộp thuế TNDN không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...
Theo đó, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học
Hiện nay, việc tổ chức dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện tổ chức trong nhà trường và không được tiến hành hoạt động dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường theo quy định tại Điều 5 quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về người nộp thuế TNDN bao gồm:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
...
Quy định nêu trên có thể thấy đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN trong tất cả các lĩnh vực đều là đối tượng phải nộp thuế TNDN theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế TNDN đối với đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:
Phương pháp tính thuế
...
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
...
Như vậy, từ những quy định nêu trên thì trường công lập tổ chức dạy học thêm phải nộp thuế TNDN do trường công lập là một trong những đối tượng nộp thuế TNDN và số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hoạt động giáo dục áp dụng theo mức tỷ lệ 2% theo quy định.
- Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội theo quy chế của Bộ Tài chính?
- Hướng dẫn cách tính thuế TNCN với tiền lương làm thêm giờ mới nhất 2025?
- Trúng xổ số có phải nộp thuế TNCN không? Nộp thuế thu nhập cá nhân khi trúng xổ số được quy định như thế nào?
- Lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm tháng 12 Vietcombank bao nhiêu? Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế TNDN?
- Hướng dẫn điền tờ khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư 80?
- Truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan thuế và tổ chức được ủy nhiệm thu được quy định như thế nào?
- Thủ tục thêm tên vợ chồng vào sổ đỏ? Lệ phí cấp đổi sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
- Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích việc ấn định thuế không?
- Công ty cung cấp dịch vụ dùng để khuyến mại có cần xuất hóa đơn không?
- Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được hành nghề ở bao nhiêu đại lý thuế?