Thuế PIT là thuế gì? Ai là người nộp thuế PIT tại Việt Nam?
Thuế PIT là thuế gì? Ai là người nộp thuế PIT tại Việt Nam?
Thuế PIT (viết tắt của Personal Income Tax) là thuế thu nhập cá nhân, đánh trên thu nhập từ lương và các nguồn thu khác, trừ những nguồn thu không chịu thuế.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân (Thuế PIT) như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, người nộp thuế PIT tại Việt Nam là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú là người có thu nhập chịu thuế trong lãnh thổ Việt Nam.
Thuế PIT là thuế gì? Ai là người nộp thuế PIT tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cách xác định cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú để đóng thuế PIT?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Người nộp thuế
...
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
...
Như vậy, cách xác định cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú để đóng thuế PIT như sau:
(1) Cá nhân cư trú:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
(2) Cá nhân không cư trú:
Cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên.
- Xe đạp điện có phải là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ không?
- Không phải nộp tờ khai thuế TNCN khi không phát sinh khấu trừ thuế TNCN đúng không?
- Chứng từ để hạch toán Tài khoản 333 - Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác là gì?
- Mất giấy chứng nhận đăng ký thuế được cấp lại trong bao nhiêu ngày?
- Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Thông tư 80 sử dụng mẫu nào?
- Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có tên miền là gì? Thủ tục thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp năm 2025?
- Hàng thừa kế thứ 1 gồm những ai? Nhận thừa kế là tiền mặt thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Hồ sơ kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 gồm những thành phần nào? Mức trích nộp đảng phí mới nhất?
- Mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai năm 2025?
- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì có cần nộp hồ sơ khai thuế GTGT không?