Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?

Mặt hàng nông sản là gì? Mặt hàng nông sản chưa qua chế biến thì thuế GTGT là bao nhiêu? Hiện nay phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Mặt hàng nông sản là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/ND-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
5. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại vùng nông thôn, không thuộc địa bàn quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
6. Nông nghiệp quy định tại Nghị định này bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng dược liệu).
7. Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
8. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập là doanh nghiệp chỉ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp và đáp quy định điều kiện của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa .
9. Doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị là doanh nghiệp có đồng thu mua nông sản ổn định (ít nhất có thời hạn là 36 tháng) với nông dân hoặc các tổ chức đại diện của nông dân.

Theo đó, có thể hiểu mặt hàng nông sản là các sản phẩm hoặc bán thành phẩm được sản xuất từ hoạt động nông nghiệp, bao gồm cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

Đây là những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong xuất khẩu.

Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
...

Theo đó, đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì không chịu thuế GTGT.

Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?

Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hiện nay phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;

- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013).

Nông sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản chưa qua chế biến là bao nhiêu?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch