Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không?

Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không?

Thuế chống trợ cấp là gì?

Thuế chống trợ cấp được định nghĩa tại khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không?

Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không? (Hình từ Internet)

Biện pháp chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không?

Biện pháp chống trợ cấp được quy định tại Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:

Biện pháp chống trợ cấp (hay còn gọi là biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

(i) Áp dụng thuế chống trợ cấp;

(ii) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

(iii) Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Theo đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp là một trong những biện pháp chống trợ cấp theo quy định.

Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định như thế nào?

(i) Về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, cụ thể như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

(ii) Về nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, cụ thể như sau:

- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

Lưu ý: Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.

Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Thuế chống trợ cấp kê khai theo từng lần phát sinh đúng không?

Căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này hoặc người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
...
c) Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
...

Như vậy, thuế chống trợ cấp được kê khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.

Lưu ý: Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai thuế theo từng lần phát sinh quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 60 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC;

(2) Hàng hóa bán trong khu vực cách ly tại các sân bay quốc tế (trừ hàng bán miễn thuế) theo quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 60 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC;

(3) Hàng hóa cung cấp cho hành khách trên các chuyến bay tuyến quốc tế theo quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 60 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC;

(4) Xăng, dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh theo quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 60 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC;

(5) Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhiều lần trong ngày hoặc trong tháng theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Thuế chống trợ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế chống trợ cấp là gì? Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có phải biện pháp chống trợ cấp không?
Phan Thanh Thảo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch