Khi nào áp dụng thuế chống trợ cấp? Hồ sơ yêu cầu biện pháp chống trợ cấp bao gồm giấy tờ, tài liệu nào?
Khi nào áp dụng thuế chống trợ cấp?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thuế chống trợ cấp
1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, thuế chống trợ cấp được áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp và hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, cản trợ sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
Khi nào áp dụng thuế chống trợ cấp? Hồ sơ yêu cầu biện pháp chống trợ cấp bao gồm giấy tờ, tài liệu nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ yêu cầu biện pháp chống trợ cấp bao gồm giấy tờ, tài liệu nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp như sau:
- Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
+ Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
+ Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
+ Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
+ Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
+ Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Thời gian phản hồi hồ sơ yêu cầu biện pháp chống trợ cấp là bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 10/2018-NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Do vậy, sau khi nộp hồ sơ yêu cầu biện pháp chống trợ cấp thì trong khoảng 15 ngày, cơ quan điều tra sẽ trả lời, phản hồi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu.
- Doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế không?
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có bị hoãn xuất cảnh hay không?
- Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu được quy định thế nào?
- Kiểm tra viên cao cấp thuế cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thế nào?
- Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam do người sử dụng lao động trả không?
- Chuyển nhượng bất động sản ở nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam?
- Streamer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Tiền từ hoạt động kinh doanh của Streamer có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Trúng số có bắt buộc đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Việt Nam đã ban hành được bao nhiêu chuẩn mực kế toán công?
- Chuyển nhượng đất từ bao nhiêu tiền phải nộp thuế TNCN?