Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người lao động phạm tội trốn thuế được tính như thế nào?
Hành vi nào được xem là hành vi trốn thuế đối với người lao động?
Căn cứ tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hành vi trốn thuế như sau:
Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
...
Từ quy định nêu trên, hành vi trốn thuế đối với người lao động gồm các hành vi như sau:
(1) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
(2) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
(3) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán
(4) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp
(5) Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp
(6) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
(7) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(8) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế
(9) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế
(10) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người lao động phạm tội trốn thuế được tính như thế nào? (Hình từ internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người lao động phạm tội trốn thuế được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể như sau:
(1) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
(2) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
(3) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
(4) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm, cụ thể:
(1) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
(2) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
(3) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Mặt khác, tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi phạm tội trốn thuế thì mức phạt tù cao nhất là 07 năm tù.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người lao động phạm tội trốn thuế là 10 năm.






- Việc ấn định thuế có dựa trên phương pháp tính thuế không? Công ty phát tán tài sản sẽ bị ấn định thuế?
- Xe ô tô cứu thương có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Quyền hạn phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế là của cơ quan nào?
- Chậm nộp hồ sơ khai thuế có bị quy vào hành vi trốn thuế không? Mức xử phạt hành vi trốn thuế hiện nay?
- Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm pháp luật không?
- Năm 2025, những việc cần lưu ý để không bị quy vào hành vi trốn thuế?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 635 - Chi phí tài chính của Bảo hiểm tiền gửi VN theo Thông tư 177?
- Nghị định 25/2025/NĐ-CP về bộ máy mới của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?
- Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo nguyên tắc nào? Lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
- Tiền chậm nộp thuế TNCN có tính ngày nghỉ không?